Điều trị ho có đờm lâu ngày không khỏi ở trẻ em

Bé ho có đờm lâu ngày có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về sau của bé.

Cần làm gì khi bé ho có đờm lâu ngày không khỏi

  • Giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ

Nhiều bậc phụ huynh khi con bị ho, bị ốm thường phụ thuộc quá nhiều vào thuốc mà quên rằng việc vệ sinh đường mũi họng cũng là một cách giúp bé nhanh khỏi bệnh mà lại an toàn và cũng khá hiệu quả.

Trẻ ho có đờm nguyên nhân do đâu

Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong những trường hợp trẻ chỉ bị ho hoặc sổ mũi nhẹ thì cách này có thể giúp trẻ hết rất nhanh mà không cần dùng đến thuốc.

  • Đưa trẻ đến khám ở bác sĩ/bệnh viện

Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Cũng không nên tự ý đến tiệm thuốc tây để nhờ dược sĩ kê đơn thuốc vì có thể cũng chưa tìm ra được bệnh dẫn đến sử dụng không đúng loại thuốc.

Trong trường hợp trẻ bị ho đến khó thở, tím tái thì đây là dấu hiệu báo động, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay. Ngoài ra, về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé thường không rầm rộ. Vì thế, nếu thấy bé bị ho đi kèm với ăn uống kém, bỏ bữa, sốt không rõ ràng, hay nôn trớ, ngủ không ngon thì cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay, tránh để tình trạng này kéo dài.

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Trẻ ho nhiều nên đi bác sĩ sớm


Khi bị ho có đờm, trẻ thường khó chịu, lười ăn và rất dễ bị ói, các mẹ nên cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu, không nên cho bé ăn quá no vào 1 bữa, chia nhỏ bữa ăn.

Nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ vì chất dinh dưỡng từ những loại thực phẩm này có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, giúp bé không bị mất sức, suy dinh dưỡng.

  • Áp dụng một số bài thuốc dân gian dễ thực hiện tại nhà
Dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phổi
  1. Nấu cháo gừng hành: gạo 50 gam, gừng 5 lát, hành 5 cây và một thìa dấm, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, rồi ăn nóng
  2. Canh trứng nấu với mật ong: Chủ yếu chữa ho lâu, ít đờm. 300 ml nước đun sôi, sau đó đánh một quả trứng đổ vào nước sôi, rồi cho một thìa mật ong vào là được.
  3. Bách hợp nấu chè đỗ xanh: Thích hợp cho những người phổi yếu, ho lâu không khỏi. Bách hợp 50 gam, đỗ xanh 30 gam. Đỗ xanh ninh sắp nhừ cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đỗ nhừ, cho một ít mật ong vào là được.

Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi của Đông Dược Bình Đông

Hiện nay, xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên đang ngày càng được nhiều người quan tâm và áp dụng vì không chỉ dừng ở mục đích điều trị bệnh mà các bài thuốc Đông y còn giúp tái lập sự cân bằng âm dương của cơ thể. Chính vì thế đối với những triệu chứng ho cấp và mạn tính, các bài thuốc Đông y vẫn là lựa chọn an toàn và hiệu quả cho các bé.

Thiên Môn Bổ Phổi của Đông Dược Bình Đông là sản phẩm kế thừa và phát triển dựa trên bài thuốc Đông y đã được công nhận hiệu quả gần 70 năm nay. Tinh hoa Y học cổ truyền kết hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại đảm bảo được chất lượng cũng như độ an toàn khi sử dụng sản phẩm.

Thiên Môn Bổ Phổi được chiết xuất hoàn toàn từ 100% thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên, lựa chọn và kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Đặc biệt, thành phần chính của sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi là tinh chất Thiên Môn Đông - một loại thảo dược được xem như 1 loại thuốc bổ đặc biệt dành riêng cho "Phổi".

Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông không chỉ giảm ho có đờm hiệu quả mà còn nâng cao sức đề kháng của phổi, giúp bé và cả gia đình tránh được những căn bệnh hô hấp khó chịu khi giao mùa.